Làm việc nhiều mà không nghĩ đến việc dành cho bản thân thời gian để nghỉ ngơi thì cũng như chiếc máy hoạt động quá công suất sẽ hỏng. Nó khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh như đau đầu, mệt mỏi, cơ thể choáng váng và ăn mòn sức khỏe bạn từ từ.
Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy bạn là kẻ “nghiện” công việc?
Cùng alojob tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết cho thấy bạn là kẻ tham công tiếc:
1. Bạn làm việc nhiều giờ hơn đồng nghiệp trong khi công việc là như nhau

Làm việc nhiều quá mức qui định


Người tham công tiếc việc thường là người đến văn phòng sớm nhất và về trễ nhất, hoặc hết giờ vẫn làm đến tối mịt. 
Bạn không muốn công việc phải chờ mình và tốn nhiều thời gian để hoàn thành nó, do vậy hầu như thời gian của bạn đều dành cho công việc.
Tuy nhiên, làm thêm giờ không đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn. Các chuyên gia cho rằng những lúc nghỉ giữa giờ và việc bạn tự biết chăm sóc bản thân sẽ làm tăng hiệu quả của bạn dù làm ít giờ.
Việc thư giãn cũng là cách tốt giúp bạn có thể tìm hướng đi mới trong công việc của mình và giúp ta có cách giải quyết tốt hơn, thế nên hãy dành thời gian để bản thân được thoải mái nữa nhé!


2. Bạn không ngừng nghĩ về công việc
Người tham công tiếc việc không hẳn chỉ là người làm nhiều giờ. Những người tham việc thực sự là người lúc nào cũng không thể không nghĩ tới công việc. Khi đi du lịch họ vẫn mơ về việc quay trở lại bàn làm việc – cũng tốt thôi khi bạn là người nhiệt tình với công việc như vậy nhưng có nhất thiết phải “cuồng”  nó ngay cả khi bạn đang tận hưởng kì nghỉ của mình hay không?
Trong khi, một nhân viên bình thường ngồi trong văn phòng lại nghĩ về chuyến du lịch sắp tới. Điều này giúp nhân viên làm việc hăng say hơn để kỳ nghỉ nhanh đến, và theo khoa học thì rất có ích cho bộ máy tiêu hóa và giúp cơ thể nghỉ ngơi và đạt kết quả cao trong công việc. Ngược lại, những lo lắng về công việc sẽ kích hoạt sự căng thẳng của cơ thể khiến ta trở lên mệt mỏi cũng dẫn đến công việc trở nên tồi tệ hơn.
Bạn càng gạt bỏ công việc trong những lúc nghỉ ngơi/du lịch càng nhiều và bình tĩnh hơn trong giờ làm việc thì sự căng thẳng sẽ không còn chỗ cư ngụ. Bạn ở trong văn phòng hay không đều không quan trọng, vấn đề là đầu bạn đang nghĩ gì.
Hãy nhớ, làm việc luôn đi cùng với sư nghỉ ngơi. Đó mới là điều tốt nhất cho bạn.


3. Cơ thể bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt.

Cơ thể luôn mệt mỏi khi bạn làm việc quá nhiều


Người tham việc lúc nào cũng có nhiều thói quen xấu gây hại cho sức khỏe. 
Do làm việc quá giờ, đa số dùng thức ăn nhanh, số khác ăn tại bàn làm việc, còn lại là bỏ bữa và hầu như việc ăn uống của họ luôn gắn liền với việc làm, họ không thể rời mắt khỏi công việc ngay cả khi đang ăn. Những người này cũng thường xuyên ít tập thể dục và ngủ rất ít. 
Các chuyên gia về sức khỏe xác nhận nhiều vấn đề chung phổ biến của những người tham việc như bệnh về đường tiêu hóa, nhức đầu hoặc đau nửa đầu, tăng cân hoặc sụt cân đáng kể vì chế độ ăn uống thất thường, hay cáu gắt và mệt mỏi, hay uống nhiều bia rượu để xua tan căng thẳng. Những thứ này sẽ làm hệ miễn dịch của chúng ta kém đi và làm nghẽn mạch máu và bệnh tật sẽ đến dồn dập. Bên cạnh đó sẽ khiến cho hạnh phúc gia đình bị rạn nứt vì họ dành thời gian cho công việc nhiều hơn là gia đình.


4. Các mối quan hệ trở nên căng thẳng, gia đình dễ bị đổ vỡ

Mối quan hệ bị rạn nứt


Những người thân trong gia đình và bạn bè của những người tham việc sẽ thấy họ thường xuyên vắng mặt trong các buổi họp mặt hay gặp gỡ. Nếu bạn nghe ai đó nói “Sao lâu rồi không gặp” thì bạn nên xem lại việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Công việc chưa chắc đem lại cho bạn những người bạn tốt như cách mà bạn đã có đâu, do vậy hãy trân trọng các mối quan hệ hơn là công việc.
Người tham việc hay bỏ lỡ những dịp quan trọng như tiệc kỷ niệm hay sinh nhật vì việc quá nhiều. Họ không thể từ chối việc phân công từ sếp và cũng không thể gật đầu với gia đình. Thường đối với các cặp đôi thì hôn nhân của họ sẽ có nguy cơ đổ vỡ nếu một trong hai người cứ chú tâm vào công việc, còn con cái cũng hay lo lắng cảm giác như mình thiếu sự qua tâm của bố/mẹ và dễ bị trầm cảm hơn.


5. Người tham việc thường định giá trị của mình bằng thành công trong công việc
Người tham việc định nghĩa bản thân họ bằng những thành công đạt được, và thường cảm thấy hụt hẫng hoặc thất vọng nếu như kết quả không như mong đợi. Thủ phạm trong trường hợp này bắt nguồn từ sự cầu toàn và vì thế bản thân người tham việc không bao giờ cảm thấy hài lòng với chính họ. 
Do đó, việc hạn chế cầu toàn và ngừng dằn vặt bản thân sẽ giúp họ bình tâm hơn để nâng cao hiệu quả công việc.